Ngành kinh doanh thương mại điện tử phát triển ngày càng mạnh và mang lại khoản lợi nhuận khổng lồ cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp. Nếu bạn muốn có nguồn thu nhập từ chính trang WordPress mình quản lý thì đừng bỏ qua cơ hội kiếm tiền này nhé. Bằng cách sử dụng woocommerce để chuyển website WordPress thành trang thương mại điện tử, bạn đã dễ dàng bước vào thị trường “kinh doanh số” rồi. Chia sẻ sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về woocommerce là gì cũng như cài đặt và sử dụng chúng hiệu quả.
Mục Lục
Đây là một plugin mã nguồn mở được dùng trên WordPress để hỗ trợ cho việc thiết kế các website bán hàng, website thương mại điện tử. Chức năng chính của nó là chuyển một website thành trang web thương mại điện tử một cách nhanh chóng, hiệu quả. Woocommerce có đầy đủ các tính năng cần thiết của một web bán hàng như đăng ký khách hàng, giỏ hàng, số lượng sản phẩm, thanh toán, chương trình khuyến mãi …
Hiện nay, woocommerce là một plugin có đến hơn 13 triệu người dùng và khoảng 37% shop bán hàng trực tuyến đều hoạt động dựa trên nó. Bởi, nó mang lại nhiều ưu điểm như:
Vào tháng 11/2017, team WordPress Việt Nam đã hoàn thành dịch woocommerce 100% nên càng thuận lợi hơn cho người dùng Việt trong việc kinh doanh, thông qua nhiều tính năng hữu ích như:
Vì woocommerce plugin tiếng Việt cũng có cách cài đặt như bản tiếng Anh nên phần dưới đây Zhost sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt và sử dụng woocommerce trên giao diện tiếng Anh.
– Cài đặt trang: Bạn tạo trang chính như shop, cart, checkout, my account.
– Vị trí cửa hàng: Người dùng cài đặt thông tin về địa chỉ cửa hàng, loại tiền tệ sử dụng, đơn vị dùng cho sản phẩm (cái, kg…). Khi hoàn tất cài đặt, bạn nhấn Continue.
– Shipping & Tax: Bạn cấu hình về hình thức giao hàng và thuế rồi nhấn Continue.
– Thanh toán: Bạn cài đặt phương thức thanh toán cho đơn hàng, sau đó nhấn Continue.
Thực hiện thêm sản phẩm trong woocommerce khá đơn giản, bạn chỉ việc thực hiện theo hướng dẫn sau:
– Product name: Điền tên sản phẩm, dịch vụ.
– Mô tả sản phẩm: Bạn mô tả chi tiết về sản phẩm và cung cấp hình ảnh kèm theo.
– Product data: Bạn định dạng sản phẩm. Với người mới làm quen với woocommerce thì nên chọn Simple product. Khi đã thông thạo, bạn chọn các lựa chọn trong danh sách xổ ra.
– Product short description: Bạn nhập thông tin mô tả tóm tắt về sản phẩm, hàng hóa.
– Product Categories: Phân loại sản phẩm, dịch vụ để dễ quản lý, tìm kiếm.
– Product image: Bạn đăng hình ảnh đại diện trang bìa của sản phẩm, dịch vụ.
Nếu muốn quản lý sản phẩm, dịch vụ, trên thanh menu bên trái, bạn click vào mục All Products. Tại đây, bạn có thể tùy ý thực hiện thao tác xóa, sửa hay thậm chí là nhân bản sản phẩm, dịch vụ.
Trên woocommerce, đơn hàng được tạo khi người mua hoàn tất bước thanh toán. Để xem các đơn hàng, bạn vào mục Orders. Mỗi đơn hàng có một ID riêng kèm theo thông tin người mua (email, điện thoại, địa chỉ, phương thức thanh toán…).
Khi muốn chạy các chương trình khuyến mãi, bạn tạo mã giảm giá ở mục Coupons. Trong mục này, bạn cũng có thể chỉnh sửa thông tin chương trình, bằng cách lick vào tên của từng coupon.
Bạn vào mục Reports để xem các thống kê về số lượng sản phẩm, dịch vụ đã bán, doanh thu bán hàng cùng nhiều số liệu thống kê khác.
Trong phần cài đặt, bạn có thể tùy ý thay đổi địa điểm cửa hàng, loại tiền tệ sử dụng, email, hình thức vận chuyển hay cài đặt API…
Tại mục Status, bạn sẽ quản lý được tình trạng của trang woocommerce như:
– Get System Report: Cung cấp các báo cáo chi tiết và bạn dễ dàng gửi chúng cho bộ phận hỗ trợ của woocommerce khi cần.
– Tools: Bạn tùy ý thực hiện các lệnh xóa cache woocommerce, reset, kích hoạt hoặc dừng debugging,…
– Logs: Lưu trữ file log, và cung cấp tất cả các thông tin liên quan lỗi, debug.
– Extensions: Cho phép bạn bổ sung hay mở rộng thêm tính năng cho plugin woocommerce, nhằm có thể tối ưu website thương mại điện tử.
Bên cạnh thông thạo việc sử dụng woocommerce, bạn cần biết cách tối ưu trang thương mại điện tử để thúc đẩy hoạt động bán hàng, tăng doanh số. Vì vậy, các tính năng mà bạn nên áp dụng là:
Dựa vào thói quen mua sắm của khách hàng, định kỳ bạn gửi các chương trình ưu đãi, giảm giá với tần suất phù hợp. Tránh việc lạm dụng email marketing quá nhiều, khiến khách hàng nhấn hủy subscribe.
Khi muốn giới thiệu sản phẩm mới hoặc đẩy mạnh doanh số bán của sản phẩm tồn kho, bạn nên áp dụng các chiến dịch giảm giá. Chương trình này sẽ kích thích hành vi mua sắm của khách hàng, góp phần giúp bạn hoàn thành mục tiêu đã hoạch định.
Thống kê cho thấy 90% người mua hàng cho rằng video giới thiệu sản phẩm giúp họ quyết định mua sắm nhanh hơn. Như vậy, video quảng cáo chính là một chiến dịch hiệu quả, thu hút người dùng, đồng thời tăng nhận thức thương hiệu. Vì thế, bạn đừng bỏ qua kênh truyền thông này nhé.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, nội dung video cần có thời lượng không quá 30s. Bởi không phải người dùng internet nào cũng đủ kiên nhẫn để xem một video dài.