Cpanel Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Cpanel Khi Quản Trị Hosting

Cpanel Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Cpanel Khi Quản Trị Hosting

Một hệ thống quản trị hosting rất quen thuộc với nhiều người, đó chính là cPanel. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu rõ nó cũng như cách sử dụng. Vì thế, trong phạm vi bài chia sẻ này sẽ giúp bạn biết cPanel là gì, nhằm có thể dễ dàng làm chủ nó trong quá trình quản trị hosting, website.

>> Bản quyền Cpanel chỉ từ 580k / tháng

Mục Lục

cPanel hosting là gì?

cPanel hosting là một hệ thống quản trị hosting, được sử dụng trên nền tảng hệ điều hành Linux. Nó cung cấp cho người dùng giao diện đơn giản, linh hoạt và dễ sử dụng. Bên cạnh đó, cPanel còn có một loạt các tính năng hỗ trợ đắc lực cho việc quản trị hosting và website.   

Ngoài ra, khả năng tự động hóa cùng tính bảo mật của cPanel cũng được đánh giá vượt trội hơn các hệ thống quản trị hosting khác. Do đó, nó chính là lựa chọn lý tưởng cho các quản trị viên đang tìm một giải pháp quản lý hosting.

cpanel la gi

Web Hosting Manager (WHM) là gì? 

WHM là một hệ thống quản lý máy chủ web. Bao gồm cả việc quản lý máy chủ, DNS tên miền, khách hàng, đơn hàng… Nó cung cấp cho người dùng giao diện thân thiện, cùng các tiện ích kiểm soát tối ưu. Hơn nữa, hệ thống còn tự động cập nhật phần mềm thường xuyên. Các phiên bản mới nâng cấp này giúp việc quản lý hệ thống của người dùng được kiểm soát chặt chẽ hơn.

Các tính năng của cPanel là gì?

cPanel hỗ trợ hầu hết những tính năng cần thiết cho công tác quản lý hosting và website. cPanel có thể có một vài tính năng khác nhau tùy theo nhà cung cấp nhưng nhìn chúng nó luôn có các tính năng cơ bản như:

  • Cài đặt, quản lý ứng dụng: cPanel cho phép quản trị viên dễ dàng, nhanh chóng cài đặt các ứng dụng, mã nguồn mở WordPress, Drupal, Joomla,…
  • Quản lý tên miền: Quản trị viên có thể thêm, xóa, tạo tên miền phụ, thực hiện chuyển hướng tên miền…
  • Quản lý tệp tin: Quản trị viên được quyền tạo, xóa, đổi tên, nén, điều chỉnh… tất cả các tệp tin, thực hiện bảo mật cho thư mục, sao lưu, tạo và quản lý FTP…
  • Quản lý email: Quản trị viên có quyền quản lý và thao tác trên các tài khoản như tạo mới, xáo trộn tài khoản POP3; đổi mật khẩu, giới hạn tài nguyên sử dụng; quản lý bộ lọc, danh sách bị từ chối và hệ thống email trả lời tự động.
  • Quản lý cơ sở dữ liệu: Quản trị viên có quyền tạo và quản lý cơ sở dữ liệu MySQL, PostgreSQL hoặc tích hợp với phpMyAdmin.
  • Bảo mật: cPanel giúp quản lý các chứng chỉ số SSL/TLS, quản lý danh sách whitelist và backlist, đồng thời quản lý tất cả các truy cập SSH đến máy chủ.
  • Thống kê và logs.

cpanel la gi

Ưu điểm của cPanel hosting là gì?

cPanel có nhiều ưu điểm, mang đến kha khá lợi ích cho người dùng, cụ thể như:

  • Dễ sử dụng và ổn định

cPanel sở hữu một giao diện đơn giản, đi kèm tài liệu hướng dẫn chi tiết ngay trên màn hình. Do đó, đối với người mới sử dụng sẽ không bị bỡ ngỡ khi thao tác. Hơn nữa, cPanel còn có tính ổn cao, nó tự theo dõi chất lượng hoạt động. Khi phát hiện một dịch vụ gặp sự cố, cPanel sẽ tự động tái khởi động dịch vụ đó.

  • Nhanh chóng

Tất cả các phản hồi đến người dùng được diễn ra nhanh chóng. Ngoài ra, File Manager còn cho phép quản trị viên có thể tải, thêm, chỉnh sửa, xóa… tập tin trên host một cách nhanh chóng.

  • Công nghệ tiên tiến và khả năng bảo mật cao

Nhờ tính năng tự động update của cPanel mà người dùng luôn được cập nhật các công nghệ sớm nhất. Trong trường hợp không thích điều này thì người dùng có thể điều chỉnh cập nhật, hoặc vô hiệu một vài tính năng cụ thể, bằng cách tick bỏ chọn trong EasyApache.

Bên cạnh đó, cPanel còn có khả năng chống lại các mối đe dọa XSRF (“sea surfing”), cuộc tấn công XSS. Đáng chú ý, WHM Security Center còn giúp người dùng tùy ý thiết lập các cấu hình bảo mật khác nhau.

  • Thân thiện với người dùng

Dịch vụ hỗ trợ của cPanel luôn dẫn đầu thị trường. Theo đó, người dùng chỉ việc gửi yêu cầu hỗ trợ tại website của cPanel, và cung cấp IP máy chủ đã mua license là cPanel tiếp nhận thông tin, đồng thời tiến hành xử lý ngay.

Ngoài ra, giao diện của cPanel thân thiện, dễ sử dụng cùng các tính năng mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu cho nhà phát triển website. Tuy nhiên, nó cũng có khả năng cô lập họ thực hiện các việc gây ảnh hưởng người dùng khác trên cùng một máy chủ.

  • cPanel chạy trên cả thiết bị di động

Bên cạnh giao diện đơn giản, thân thiện, cPanel còn hoạt động trơn tru trên các thiết bị di động. Vì thế, người dùng có thể quản lý cPanel và WHM mọi lúc, mọi nơi với chiếc điện thoại thông minh. Tất nhiên, nó cũng hiển thị giao diện thân thiện với điện thoại để mang đến sự thuận tiện cho người sử dụng. 

cpanel la gi

Nhược điểm của cPanel là gì?

Bên cạnh các ưu điểm, cPanel vẫn còn một số nhược điểm cần nhà phát triển cải thiện như:

  • Dư thừa tính năng 

cPanel có quá nhiều tính năng. Trong đó, có một số mà người quản trị viên có thể không cần đến nên gây ra sự lãng phí tài nguyên máy chủ.

  • Dễ thay đổi một vài thông số quan trọng một cách vô ý

Do cPanel được thiết kế nhằm mục đích mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng, và điều này có thể trở thành nhược điểm của chính nó. Vì thực tế, nếu không để ý, người quản trị sẽ vô tình thao tác nhầm, dẫn đến làm thay đổi một vài thông số quan trọng. Tất nhiên, các thay đổi này rất khó lấy lại.

  • Một số host vẫn hoạt động trên phiên bản cPanel cũ

Mặc dù cPanel có bản nâng cấp mới nhưng phần đa người dùng vẫn quen sử dụng giao diện cũ. Vì thế, con số tiếp cận phiên bản mới vẫn còn khá khiêm tốn. 

  • Tốn kém

Hầu hết nhà cung cấp không miễn phí cPanel kèm với gói hosting nên người dùng phải đầu tư một khoản phí để có thể sử dụng nó. 

cpanel la gi

Hướng dẫn sử dụng cPanel

Sau đây, Zhost sẽ hướng dẫn các thao tác cùng tính năng cơ bản của cPanel để bạn có thể dễ dàng áp dụng trong thực tiễn.

  1. Đăng nhập cPanel

Để đăng nhập tài khoản cPanel, bạn truy cập vào đường dẫn có dạng http://IP:2082 hoặc https://IP:2083, với IP là địa chỉ IP máy chủ.

Hoặc bạn cũng có thể dùng tên miền để đăng nhập. Lưu ý, đối với trường hợp này thì tên miền phải được trỏ về IP máy chủ trước đó. Như vậy, đường dẫn sẽ có dạng http://domain.com:2082 hoặc https://domain.com:2083

Sau đó, bạn nhập tên và mật khẩu truy cập. Tiếp đến, nhấn nút Đăng nhập.

cpanel la gi

  1. Cài đặt WordPress với cPanel

Để thực hiện, bạn đi đến mục autoinstaller và chọn WordPress. Sau đó, bạn thao tác theo các hướng dẫn của hệ thống.

  1. Thêm mới tài khoản email 

Với cPanel, bạn dễ dàng tạo địa chỉ email và sử dụng tên miền duy nhất của chính mình.

Để thực hiện, bạn click chọn mục Email, chọn tiếp Email Account, rồi nhập địa chỉ email muốn tạo và mật khẩu. Sau đó, nhấn nút Create Account.

Kế tiếp, bạn có thể truy cập webmail ngay trên cPanel hoặc tiếp tục tạo tài khoản email mới.

cpanel la gi

  1. Tạo Subdomain (tên miền phụ) trên cPanel

cPanel giúp bạn có thể tạo 2 loại tên miền: tên miền chính (domain) và tên miền phụ (subdomain).

  • Addon Domains: Đây là các tên miền độc lập, ví dụ: https://zhost.vn
  • Subdomain: Là các tên miền được thêm vào tên miền độc lập, ví dụ: https://zhost.vn/danh-muc-san-pham-khac/ban-quyen-cpanel

Để thêm 2 loại tên miền này, bạn click chọn mục Domain. Sau đó chọn Addon Domains hay Subdomain rồi thực hiện theo hướng dẫn của hệ thống.

cpanel la gi

  1. Upload và quản lý file 

Để tải và quản lý tệp tin trong cPanel, bạn thực hiện theo các bước sau:

  • Click vào mục File, chọn tiếp File Manager.
  • Sử dụng cây thư mục bên trái và di chuyển đến các vị trí cần.
  • Trong giao diện trung tâm sẽ hiển thị tính năng quản lý các tệp riêng lẻ để bạn lựa chọn.
  • Trên thanh top bar, bạn tùy ý chọn các tác vụ như tải lên, chỉnh sửa tệp.

cpanel la gi

  1. Backup website trên cPanel là gì?

Nếu website có dung lượng không quá lớn (do một số gói host hạn chế về dung lượng) thì bạn có thể sao lưu dữ liệu thủ công, bằng cách sử dụng công cụ dashboard của cPanel. Cách thực hiện như sau:

  • Vào mục Files.
  • Chọn Backup hoặc Backup Wizard.
  • Sau đó, bạn thực hiện theo hướng dẫn của hệ thống để hoàn thành tiến trình sao lưu dữ liệu.

cpanel la gi

Tham khảo thêm :