Nên mua hosting ở đâu là thắc mắc của tất cả những ai sở hữu website. Bởi chỉ cần tham khảo một số nhà cung cấp, chắc chắn bạn sẽ khó có thể lựa chọn được dịch vụ chất lượng và giá thành phù hợp. Hơn nữa, đôi khi có không ít người dùng chưa tìm đúng hosting đáp ứng nhu cầu sử dụng, gây ra sự lãng phí. Vì thế, để giúp bạn không mắc phải những sai lầm này, trong phạm vi bài viết này sẽ chia bạn thông tin về các loại hosting, các điểm cần lưu ý khi mua hosting và nơi mua uy tín.
Mục Lục
Trước khi chọn địa điểm mua hosting ở đâu tốt nhất thì bạn nên tìm hiểu về các loại hosting phổ biến, cũng như ưu, nhược điểm của chúng để quyết định loại phù hợp cho nhu cầu, tránh lãng phí và tối ưu chi phí đầu tư.
Sử dụng hình thức hosting này có nghĩa bạn thuê một máy chủ vật lý riêng và được toàn quyền sử dụng. Đây là hosting mạnh nhất hiện nay. Tất nhiên, với lợi thế về khả năng hoạt động cũng như quyền kiểm soát nên hosting này có phí cao nhất.
– Toàn quyền sử dụng tài nguyên của máy chủ.
– Cấu hình máy chủ mạnh hơn nhiều so với VPS hay shared hosting.
– Độ bảo mật cao nhờ dùng độc lập máy chủ và không chia sẻ với khách hàng khác.
– Người dùng tùy ý lựa chọn cấu hình CPU, RAM, ổ đĩa lưu trữ (SSD, SAS, SATA).
– Người dùng được toàn quyền quản lý server và có quyền kiểm soát tối đa.
– Chi phí cao.
– Đòi hỏi người dùng có kiến thức về quản trị máy chủ.
Đây là loại hình hosting mà nhiều người thường lựa chọn khi tìm kiếm địa điểm nên mua hosting ở đâu. Shared hosting là hosting mà trong đó có nhiều website sử dụng chung tài nguyên máy chủ như CPU, RAM, băng thông, dung lượng đĩa…
Loại hosting này phù hợp cho website có lưu lượng truy cập nhỏ và trung bình. Do đó, các công ty start – up thường ưu tiên chọn shared hosting. Nếu bạn cũng đang vận hành một website trong giai đoạn đầu thì hosting này rất phù hợp.
– Có tính năng tự động backup mỗi ngày. Điều này giúp khách hàng dễ dàng phục hồi toàn bộ dữ liệu trong hosting hoặc website khi có sự cố như lỗi code, bị nhiễm mã độc… xảy ra.
– Có chứng chỉ bảo mật SSL.
– Được sử dụng công nghệ tăng tốc website.
– Dễ dàng quản lý code và dữ liệu nhờ giao diện cPanel có cấu hình đơn giản.
– Vì sử dụng nguồn tài nguyên chia sẻ nên shared hosting phù hợp cho các website có lượng truy cập ít.
– Bảo mật kém do website dễ bị tấn công hoặc bị lây mã độc từ website đặt chung host.
Khi lưu lượng truy cập nhiều, vượt tài nguyên của shared hosting thì bạn nên sử dụng VPS. Tương tự như shared hosting, VPS được đặt trên máy chủ vật lý. Tuy nhiên, với VPS, bạn không chia sẻ nguồn lực với bất kỳ website nào khác, mà được toàn quyền sử dụng tài nguyên được cấp phát. Đây cũng là điểm khiến VPS có giá thành cao hơn so với shared hosting.
– Có tính ổn định, bảo mật và hiệu năng hoạt động cao hơn Shared Hosting.
– Người dùng được quyền kiểm soát, quản lý sâu đối với VPS của mình.
– Người dùng toàn quyền sử dụng VPS mà không phải chia sẻ với website khác.
– Được quyền mở rộng quy mô VPS để tăng không gian lưu trữ theo nhu cầu sử dụng.
– Chi phí của VPS cao hơn so với Shared Hosting.
– Website có thể gặp sự cố khi dùng bộ nhớ vượt mức tài nguyên được cấp phát.
Đây là dạng hosting sử dụng công nghệ điện toán đám mây trong việc quản lý, phân bổ tài nguyên của máy chủ vật lý. Hình thức này có nhiều tiến bộ hơn hình thức hosting truyền thống. Đó là hiệu suất sử dụng hiệu quả hơn.
Xét về bản chất, cloud hosting chính là mạng máy chủ tập hợp thành mạng đám mây để người dùng có thể truy cập nó trong cùng một thời điểm.
– Được sử dụng nguồn tài nguyên phong phú.
– Tiết kiệm chi phí mua hosting uy tín vì người dùng chỉ phải thanh toán dựa vào thời gian sử dụng thực tế.
– Người dùng có thể xóa dịch vụ khi không có nhu cầu sử dụng.
– Được phép toàn quyền quản trị, kiểm soát máy chủ như VPS và máy chủ riêng.
– Giá cao.
– Yêu cầu người dùng phải có kiến thức về quản trị server.
– Do bị phụ thuộc vào mạng đám mây nên có thể website bị down nếu hệ thống gặp sự cố.
Gói hosting này được thiết kế riêng cho các website WordPress, nhằm tăng hiệu suất lên mức cao nhất với mức độ bảo mật tốt nhất.
– Máy chủ có cấu hình cao, đồng thời hỗ trợ cache nên tốc độ host cao.
– Khả năng bảo mật tốt và được trang bị phần mềm chống tấn công bằng cách từ chối dịch vụ, cũng như từ chối malwave.
– Người dùng được hỗ trợ kỹ thuật.
– Chi phí cao hơn so với các loại host dùng cho WordPress thông thường.
– Người dùng bị giới hạn cài plugin vì chúng có thể làm ảnh hưởng đến máy chủ.
Host Việt Nam tức là trung tâm dữ liệu hay máy chủ được đặt ở Việt Nam. Còn host nước người là máy chủ đặt ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Trong trường hợp, bạn muốn chọn host nước ngoài nhưng khách truy cập vào website chủ yếu ở Việt Nam, thì lời khuyên là bạn nên mua hosting của công ty nào uy tín, có trung tâm dữ liệu đặt gần Việt Nam để đảm bảo đường truyền nhanh chóng, website có tốc độ truy cập cao.
Việc chọn host trong nước hay nước ngoài tùy thuộc vào nhu cầu và đối tượng khách hàng của bạn. Nhằm giúp bạn có cơ sở so sánh để dễ dàng cho việc ra quyết định chọn mua hosting ở đâu, phần dưới đây sẽ phân tích ưu và nhược điểm của 2 dịch vụ này.
– Có tốc độ truy cập nhanh chóng do khoảng cách từ trung tâm dữ liệu đến người dùng gần.
– Cách mua hosting và phương thức thanh toán dễ dàng. Bên cạnh đó, bạn không bị mất thêm khoản phí do chênh lệch tỷ giá, vì nhà cung cấp dịch vụ sử dụng cùng đồng tiền Việt Nam.
– Được hỗ trợ kỹ thuật nhanh chóng và dễ dàng trong giao tiếp do cùng ngôn ngữ.
– Chi phí cao hơn so với hosting nước ngoài.
– Một số nhà cung cấp kém uy tín thường có chính sách bảo mật lỏng lẻo nên website người dùng dễ bị tấn công.
– Các nhà cung cấp không chuyên có đội ngũ kỹ thuật viên chuyên môn chưa đồng đều. Do đó, việc xử lý yêu cầu của người dùng lâu.
– Dịch vụ chuyên nghiệp, nhân viên am hiểu hosting.
– Giá mềm hơn so với dịch vụ hosting trong nước.
– Do bất đồng ngôn ngữ nên khi gặp sự cố kỹ thuật, bạn sẽ khó khăn trong giao tiếp để yêu cầu hỗ trợ.
– Mặc dù, nhà cung cấp đưa ra nhiều hình thức thanh toán nhưng thực tế bạn chỉ có thể thanh toán qua paypal và credit card. Bên cạnh đó, do chênh lệch tỷ giá quy đổi ngoại tệ đôi khi bạn phải mất thêm một khoản phí.
– Một số nhà cung cấp có chính sách cho thuê hosting phức tạp, gây khó khăn khi sử dụng dịch vụ.
Để chọn hosting với mức phí tối ưu, bạn cần xét đến các yếu tố sau:
Dựa vào dự đoán nhu cầu phát triển lượng truy cập trong tương lai, bạn xác định được dung lượng hosting cần sử dụng. Nếu nhu cầu thấp thì bạn thuê shared hosting cho tiết kiệm, cao hơn thì VPS là giải pháp lý tưởng.
Trong trường hợp tài chính dồi dào, đồng thời, kế hoạch phát triển lâu dài thì chọn hosting có khả năng chịu tải cao.
Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định mua host ở đâu. Vì nếu host đặt ở gần khách hàng thì tốc độ truy cập vào website sẽ nhanh chóng. Điều này giúp tăng khả năng tối ưu site đối với người dùng.
Nếu chưa am hiểu hosting hoặc mới làm quen với dịch vụ này thì shared hosting rất phù hợp cho bạn. Bởi nhà cung cấp sẽ hỗ trợ bạn xử lý chuyên sâu các vấn đề kỹ thuật liên quan đến quản trị host.
Trong trường hợp, bạn có kiến thức về kỹ thuật và muốn toàn quyền kiểm soát tài khoản host thì Managed WordPress Hosting, Managed VPS hay máy chủ riêng là lựa chọn tối ưu. Tất nhiên, giá của chúng cũng cao hơn.
Còn đối với những bạn yêu thích việc nghiên cứu, và có kiến thức về quản trị mạng, hosting thì Unmanaged VPS chính là lựa chọn lý tưởng.
Nếu cần bảo mật mức cao nhất cho dữ liệu thì bạn chọn mua hoặc thuê máy chủ riêng (dedicated server). Tuy nhiên, điều này cũng tương đồng với chi phí cao, đắt đỏ. Vì thế, để tiết kiệm ngân sách nhưng vẫn đảm bảo được vấn đề bảo mật thì bạn chỉ việc chọn nơi mua hosting ở đâu tốt, và gói hosting rẻ hơn như VPS, Cloud…
Không thể phủ nhận rằng, ngân sách đóng vai trò quan trọng trong việc chọn mua hosting. Bởi nó quyết định đến các yếu tố kỹ thuật của host. Nhưng bên cạnh giá cả, bạn cũng nên ưu tiên đến chất lượng dịch vụ của nhà cung cấp. Hơn nữa, yếu tố này nên đặt lên trước chi phí. Vì chọn được nơi mua tên miền và hosting ở đâu uy tín, chuyên nghiệp không chỉ mang lại dịch vụ tốt, mà còn giúp tiết kiệm nhiều chi phí. Do đó, bạn đừng bỏ qua điều này khi quyết định chọn nhà cung cấp nhé. Bên cạnh việc tìm hiểu họ, bạn cũng có thể tham khảo thêm các ý kiến đánh giá trên những diễn đàn công nghệ lớn để có được thông tin đa chiều.
Mua hosting và domain cùng một nhà cung cấp sẽ giúp bạn tiết kiệm kha khá chi phí. Vì hầu hết các đơn vị này đều có chính sách khuyến mãi để tăng giá trị sử dụng cho khách hàng.
Nếu bạn đang băn khoăn, chưa biết nên mua hosting và domain ở đâu tốt thì có thể tham khảo top 10 nhà cung cấp dịch vụ ở phần sau nhé.
Đặc điểm của nhà cung cấp này là:
Tuy “sinh sau đẻ muộn” so với Mắt Bão, nhưng Zhost cũng là cái tên được giới công nghệ đánh giá là top 10 nhà cung cấp mà người dùng không thể bỏ qua khi tìm hiểu nên thuê hosting ở đâu. Đặc điểm của nhà cung cấp này là:
Đây là nhà cung cấp hosting lâu đời tại Việt Nam sở hữu những đặc điểm như:
Đây là cái tên không quá xa lạ đối với các bạn yêu thích công nghệ khu vực phía Bắc. Nhà cung cấp này có các đặc điểm:
Đứng thứ 5 trong danh sách nên mua hosting ở đâu chính là “ông lớn” Viettel. Lợi thế của nhà cung cấp này chính là sức mạnh tài chính của Tập đoàn, cùng cơ sở hạ tầng sẵn có của Trung tâm dữ liệu.
Nhà cung cấp này có nguồn lực tài chính mạnh nhờ vào quỹ đầu tư Nhật Bản.
Là một nhà cung cấp khá mạnh nhờ vào tiềm lực tài chính và lợi thế thương hiệu FPT của Tập đoàn mẹ.
Vị trí cuối trong danh sách nên mua hosting ở đâu chính là một thương hiệu nhà cung cấp nước ngoài, Hostinger. Tại Việt Nam, Hostinger thành lập vào năm 2004 với định hướng mang đến cho người dùng dịch vụ giá rẻ. Nhà cung cấp này có các đặc điểm sau: