# | Loại | Đăng ký mới | Gia hạn |
---|---|---|---|
1 | .vn | 750,000 vnđ / năm (Phí dịch vụ: 200,000 vnđ / năm) | 450,000 vnđ / năm (Phí dịch vụ: 100,000 vnđ / năm) |
2 | .com.vn | 650,000 vnđ / năm (Phí dịch vụ: 200,000 vnđ / năm) | 350,000 vnđ / năm (Phí dịch vụ: 100,000 vnđ / năm) |
3 | .edu.vn | 470,000 vnđ / năm (Phí dịch vụ: 200,000 vnđ / năm) | 250,000 vnđ / năm (Phí dịch vụ: 100,000 vnđ / năm) |
4 | .net.vn | 650,000 vnđ / năm (Phí dịch vụ: 200,000 vnđ / năm) | 350,000 vnđ / năm (Phí dịch vụ: 100,000 vnđ / năm) |
5 | .biz.vn | 650,000 vnđ / năm (Phí dịch vụ: 200,000 vnđ / năm) | 350,000 vnđ / năm (Phí dịch vụ: 100,000 vnđ / năm) |
6 | .name.vn | 80,000 vnđ / năm (Phí dịch vụ: 20,000 vnđ / năm) | 50,000 vnđ / năm (Phí dịch vụ: 20,000 vnđ / năm) |
7 | .org.vn | 470,000 vnđ / năm (Phí dịch vụ: 200,000 vnđ / năm) | 250,000 vnđ / năm (Phí dịch vụ: 100,000 vnđ / năm) |
8 | .gov.vn | 470,000 vnđ / năm (Phí dịch vụ: 200,000 vnđ / năm) | 250,000 vnđ / năm (Phí dịch vụ: 100,000 vnđ / năm) |
9 | .pro.vn | 470,000 vnđ / năm (Phí dịch vụ: 200,000 vnđ / năm) | 250,000 vnđ / năm (Phí dịch vụ: 100,000 vnđ / năm) |
10 | .info.vn | 470,000 vnđ / năm (Phí dịch vụ: 200,000 vnđ / năm) | 250,000 vnđ / năm (Phí dịch vụ: 100,000 vnđ / năm) |
11 | .int.vn | 470,000 vnđ / năm (Phí dịch vụ: 200,000 vnđ / năm) | 250,000 vnđ / năm (Phí dịch vụ: 100,000 vnđ / năm) |
12 | .ac.vn | 470,000 vnđ / năm (Phí dịch vụ: 200,000 vnđ / năm) | 250,000 vnđ / năm (Phí dịch vụ: 100,000 vnđ / năm) |
13 | .health.vn | 470,000 vnđ / năm (Phí dịch vụ: 200,000 vnđ / năm) | 250,000 vnđ / năm (Phí dịch vụ: 100,000 vnđ / năm) |
# | Loại | Đăng ký mới | Gia hạn |
---|---|---|---|
1 | .com | 239,000 vnđ / năm | 239,000 vnđ / năm |
2 | .net | 271,000 vnđ / năm | 271,000 vnđ / năm |
3 | .info | 327,000 vnđ / năm | 339,000 vnđ / năm |
4 | .asia | 278,000 vnđ / năm | 278,000 vnđ / năm |
5 | .org | 275,000 vnđ / năm | 275,000 vnđ / năm |
6 | .com.de | 139,000 vnđ / năm | 139,000 vnđ / năm |
7 | .icu | 159,000 vnđ / năm | 159,000 vnđ / năm |
8 | .rodeo | 163,000 vnđ / năm | 163,000 vnđ / năm |
9 | .company | 175,000 vnđ / năm | 175,000 vnđ / năm |
10 | .business | 175,000 vnđ / năm | 175,000 vnđ / năm |
11 | .in.net | 179,000 vnđ / năm | 179,000 vnđ / năm |
12 | .work | 191,000 vnđ / năm | 191,000 vnđ / năm |
13 | .link | 199,000 vnđ / năm | 199,000 vnđ / năm |
14 | .click | 199,000 vnđ / năm | 199,000 vnđ / năm |
15 | .jp.net | 209,000 vnđ / năm | 209,000 vnđ / năm |
Hosting, tên miền là 2 thuật ngữ luôn song hành cùng nhau. Bất kỳ trang web nào muốn tồn tại trên môi trường internet thì không thể thiếu một trong 2 thành phần này. Vì thế, nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn, Zhost sẽ chia sẻ chi tiết các thông tin liên quan đến chúng thông qua bài viết dưới đây.
Tên miền có tên tiếng Anh là domain. Nó chính là tên của website. Vậy chức năng của tên miền là gì? Đó là, nó đóng vai trò như một địa chỉ vật lý. Để hiểu đơn giản hơn, nếu ví website như một ngôi nhà thì tên miền internet là địa chỉ nhà, giúp thiết bị định tuyến vệ tinh có thể dẫn đường. Đồng thời, trình duyệt cũng cần tên miền để đưa người dùng đến chính xác website mà họ muốn truy cập.
Hoạt động đăng ký tên miền không phải tự phát, mà nó được tổ chức Internet Corporation for Assigned Names and Numbers (viết tắt là ICANN) giám sát, và quản lý. Bên cạnh việc đảm nhận trách nhiệm quản lý tên miền website, ICANN còn lưu trữ trung tâm dữ liệu tên miền trỏ đến.
Để hoạt động được trên internet, website cần tên miền và hosting. Trong đó:
Để việc quản lý tên miền khoa học, không bị trùng lắp, ICANN quy định tên miền website hoạt động trên internet là duy nhất. Điều đó đồng nghĩa với việc, một tổ chứa đã mua tên miền nào đó thì bạn không được đăng ký nó nữa.
Domain cũng được quy định về cách đặt tên khá chi tiết. Đó là:
Khi xây dựng một trang web, bạn cần đặt tên nó thay cho những địa chỉ IP khó nhớ, sau đó trỏ về máy chủ. Đến khi người dùng gõ địa chỉ đó trên trình duyệt thì nó sẽ dẫn về website của bạn. Tuy nhiên, thông thường việc trỏ tên miền này tốn nhiều thời gian. Do đó, để giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn, những nhà cung cấp dịch vụ hosting, điển hình như Zhost đều có các gói hosting kèm với tên miền hay phù hợp theo ngành nghề của website.
Ngoài ra, tên miền cũng có khả năng chuyển hướng. Điều này có nghĩa, khi người dùng nhập trên trình duyệt một domain nào đó, thì trình duyệt tự động chuyển đến website chính có tên miền khác. Chức năng này rất hữu ích, phục vụ cho chiến dịch marketing trực tuyến, microsites.
Bên cạnh đó, domain còn giúp người dùng đi đến đúng website mong muốn thông qua việc gợi ý tên miền, dù có thể họ nhập tắt hoặc gõ sai chính tả.
Ví dụ, khi bạn gõ www.fb.com thì trình duyệt sẽ dẫn bạn đến trang www.facebook.com.
Hiện nay có rất nhiều tên miền có đuôi khác nhau để đáp ứng nhu cầu khổng lồ về website trên toàn thế giới. Các loại tên miền thông dụng là:
Top level domain là tên miền cao cấp nhất (viết tắt là TLD). Domain này chính là phần mở rộng nằm ngay sau dấu “.”cuối cùng của tên. Nó cũng là cấp đầu tiên của hệ thống tên miền. Các TLD phổ biến nhất là .com, .org, .net và .edu. Trong đó, .com là tên miền quốc tế và nó cũng là lời giải cho bạn về tên miền quốc tế là gì rồi.
Tên miền TLD được tổ chức Internet Assigned Numbers Authority (viết tắt là IANA) quản lý. Thậm chí, IANA còn có danh sách cả các tên miền ccTLD và gTLD. Phần sau, Zhost sẽ giới thiệu thêm 2 loại tên miền website này để bạn có thông tin.
TLDs được chia thành 2 loại tên miền khác là tên miền quốc gia (viết tắt là ccTLD), tên miền cao cấp chung (viết tắt là gTLD). Nếu có ý định sử dụng website lâu dài và kinh doanh chuyên nghiệp, bạn nên dùng tên miền ccTLD và gTLD.
ccTLD là từ viết tắt của country-code top-level domain. Đây là tên miền cao cấp nhất của một quốc gia. Ví dụ .vn là tên miền Việt Nam, còn .us là tên miền của Mỹ. Thông thường, những tên miền này được dùng cho website dành riêng cho một thị trường nhất định. Đồng thời, nó còn được xem là dấu hiệu để người dùng biết đã truy cập đúng địa chỉ.
gTLD là từ viết tắt của generic top-level domain, tức là tên miền cao cấp chung và không phụ thuộc mã quốc gia. Có không ít gTLD được dùng cho mục đích cụ thể, riêng biệt.
Ví dụ như .edu dành cho tổ chức giáo dục. Ngoài ra, còn có một số tên miền riêng biệt dành cho các tổ chức như .gov dành cho cơ quan chính phủ, .org dành cho tổ chức phi lợi nhuận. Như vậy, ví dụ này cũng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về tên miền gov là gì, tên miền org là gì rồi.
Bên cạnh các loại tên miền quốc gia (tên miền vn và tên miền các nước khác), tên miền cao cấp chung, tên miền cao cấp nhất thì còn những loại domain là biết thể của chúng để người dùng dễ dàng lựa chọn.
– Tên miền thứ cấp
Loại địa chỉ này bạn thường thấy nhưng chưa biết chúng được xếp là tên miền thứ cấp. Nó được xếp sau tên miền cao cấp nhất. Ví dụ như tên miền vn .com.vn là một điển hình của tên miền thứ cấp. Hoặc .gov.vn hay .edu.vn cũng là một hình thức tên miền cấp 2 phổ biến tại Việt Nam.
– Tên miền phụ
Đây là loại tên miền mà quản trị viên sau khi mua có thể tạo ra được nhiều tên miền phụ khác, nhằm để phân biệt các thông tin hoặc dịch vụ, sản phẩm của website. Bên cạnh đó, quản trị viên còn dễ dàng trỏ những tên miền miễn phí này về máy chủ khác. Từ đó, nó sẽ vận hành như một tên miền cao cấp đặc biệt, phục vụ cho các sự kiện cụ thể như chiến dịch quảng cáo, hay tạo một trang web có nội dung khác biệt với trang chính.
Ví dụ: developers.facebook.com là trang được Facebook dùng để cung cấp thông tin cho lập trình viên phát triển các app thông qua Facebook API.
DNS là từ viết tắt của Domain Name System. Đây chính là hệ thống thực hiện chức năng phân giải tên miền, đồng thời, cho phép thiết lập kết nối giữa tên miền với IP của server. Từ đó, chúng giúp người dùng chỉ cần nhớ địa chỉ tên miền thay cho các số IP phức tạp.
Việc cấu hình chính xác và quản lý DNS để tên miền, host cùng các dịch vụ khác hoạt động tốt là những việc mà quản trị viên phải thường xuyên thực hiện. Do đó, bạn không nên xem nhẹ các công tác này nếu muốn website vận hành tốt nhất nhé.
Lợi ích của mua tên miền và hosting hay mua tên miền ở đâu là vấn đề nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, trước khi chọn địa điểm mua tên miền, Zhost sẽ giúp bạn tìm câu trả lời về các lí do mua dịch vụ này.
Khi đã sở hữu tên miền thì tùy vào mục đích sử dụng mà bạn thực hiện tiếp các bước tiếp theo. Nếu bạn dùng domain cho việc phát triển dự án, chạy chiến dịch truyền thông, giới thiệu dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp thì kế đến bạn cần mua hoặc thuê hosting để chứa dữ liệu.
Còn trường hợp bạn mua tên miền cho mục đích đầu cơ thì bạn chỉ việc rao bán chúng trên các hệ thống kinh doanh domain.
Thông thường, người dùng có thể mua lại bất kỳ tên miền đã hết hạn nào sau 75 ngày. Tuy nhiên, con số này còn tùy thuộc vào từng TLD khác nhau. Để biết chính xác thời gian, bạn có thể liên hệ trực tiếp với nhà đăng ký tên miền.
Lưu ý trong thời gian tên miền hết hạn và chờ được đưa lại ra môi trường internet, thì chủ sở hữu hiện tại của nó vẫn có quyền gia hạn để khôi phụ tên miền. Hoạt động này có thể tốn phí hoặc miễn phí tùy chính sách của nhà đăng ký.
Còn khi bạn kiểm tra thông tin tên miền trên Whois và thấy nó ở tình trạng Pending Delete thì trong 5 ngày có thể mua lại.